top of page

BẢO TRÌ HỆ THỐNG (TRẠM) XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nếu không có nhiều thời gian, Quý vị có thể nhấn luôn vào đường link dưới đây để có ngay các thông tin hữu ích:

 

 

Còn nếu có thêm thời gian, Quý vị cũng nên tham khảo thêm các thông tin dưới đây:

Tư vấn về công nghệ xử lý nước thải

Bảo trì hệ thống (trạm) Xử lý nước thải một cách chuyên nghiệp

Tư vấn về công nghệ xử lý nước thải

Hướng dẫn bảo trì (trạm) Xử lý nước thải 

Các bước lập kế hoạch bảo trì máy móc - thiết bị

Ba chiến lược bảo trì phổ biến trên thế giới

1. Mục đích:

 

Thủ tục này quy định lập kế hoạch và kiểm tra việc bảo trì thiết bị, máy móc trong quá trình thực hiện qui trình công nghệ sản xuất. Việc bảo trì nhằm hạn chế, phòng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất và gây tác động đến môi trường.

 

 

2. Phạm vi:

 

Áp dụng cho mọi hoạt động của các bộ phận sử dụng thiết bị máy móc có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng và môi trường trong Công ty.

 

 

3. Định nghĩa:

 

- Bảo trì thiết bị máy móc: Hành động được tiến hành theo định kỳ bằng các phương tiện để đảm bảo sự vận hành các thiết bị máy móc được liên tục.

 

- Các thuật ngữ sử dụng trong thủ tục này phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001: 1996

 

- Các từ viết tắt TBMM: Thiết bị máy móc:

 

 

4. Nhu cầu bảo trì thiết bị:

 

Do việc bảo trì thiết bị máy móc rất quan trọng trong quá trình thực hiện qui trình công nghệ sản xuất, nên nhu cầu bảo trì được đặt ra nhằm hạn chế, phòng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất.

 

 

5. Lập Danh mục:

 

Tất cả các thiết bị máy móc hiện đang sử dụng phù hợp đối với các yêu cầu sản xuất, Bộ phận sửa chữa bảo trì phối hợp cùng Trưởng bộ phận sử dụng lập danh mục từng loại thiết bị riêng biệt để theo dõi và để chuẩn bị thay thế hoặc sửa chữa, trình Trưởng phòng kỹ thuật phê duyệt. 

 

 

6. Lập kế hoạch khảo sát:

 

Căn cứ những máy móc thiết bị đang sử dụng, và tùy theo tính năng và công năng của thiết bị chuyên dùng, Bộ phận bảo trì sẽ lên kế hoạch khảo sát, từ đó xác định loại máy móc nào phục vụ cho yêu cầu sản phẩm thiết thực và đưa ra qui định thời gian bảo dưỡng định kỳ hoặc thường xuyên tùy vào mức độ sử dụng hàng ngày.

 

 

7. Tiến hành khảo sát:

 

Căn cứ vào kế hoạch khảo sát, Bộ phận bảo trì sẽ tiến hành khảo sát thực tế những máy móc thiết bị và ghi nhận rõ:

 

 Thời gian đã sử dụng;

 

 Thời gian bảo trì trước đó;

 

 Tình trạng hư hỏng trước đó;

 

 Hiện trạng của máy móc thiết bị;

 

 Cần sửa chữa hay thay thế hoặc bảo dưỡng.

 

 

8.Lập lịch kế hoạch bảo trì:

 

- Sau khi khảo sát và giám định, bộ phận bảo trì xem xét thời gian sử dụng của từng loại máy nào phục vụ nhiều hay ít mà tiến hành lập lịch bảo trì cụ thể cho từng loại TBMM.

 

- Sau khi đã xác định công dụng và tính chất quan trọng thời gian phục vụ trong sản xuất, bộ phận bảo trì lên kế hoạch bảo trì hay sửa chữa của từng loại TBMM theo qui định của nhà thiết kế. 

 

 

9. Dự trù vật tư:

 

Khi đã lập kế hoạch bảo dưỡng hay sửa chữa, bộ phận bảo trì kiểm tra xác định nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của thiết bị, lập bảng đề nghị dự trù vật tư để cung cấp các phụ kiện của loại thiết bị cần sửa chữa với thời gian cần cung cấp. Song song có sự giám sát và kiểm tra của trưởng bộ phận nơi sử dụng TBMM.

 

 

10. Thực hiện:

 

Khi đã lên dự trù vật tư và được cung cấp, Bộ phận bảo trì tiến hành sửa chữa dựa trên bảng kế hoạch được lập và duyệt sửa chữa. Khi đã bảo trì xong, Bộ phận bảo trì phối hợp với Trưởng bộ phận sử dụng lập biên bản nghiệm thu và đánh giá chất lượng của TBMM đuợc đưa vào vận hành, trong đó phải ghi nhận cụ thể về tình trạng máy móc đã được thay thế.

 

 

11. Cập nhật hồ sơ:

 

 

Khi sửa chữa bảo trì xong, bộ phận bảo trì lập hồ sơ của từng loại máy móc nào sửa chữa những phụ kiện gì và trong thời gian sử dụng bao lâu đồng thờiø lập bản lý lịch của từng loại máy móc đó và đưa vào lưu trữ: tài liệu tham khảo, sổ tay chất lượng và môi trường. 

 

Lưu ý: 

 

- Các chi tiết và chất thải ra do quá trình bảo trì phải phân loại và để đúng chỗ theo qui định, không được đốt hay vứt bừa bãi:

 

o Giẻ dính dầu mỡ: Bỏ vào thùng chứa riêng chờ hủy

 

o Khi sửa chữa tránh để dầu mỡ chảy ra sàn, sử dụng giẻ lau sạch các vết dầu loang

 

o Chi tiết máy hỏng: Bỏ vào thùng chứa chờ xử lý

 

o Dầu mỡ thay ra: Bỏ vào thùng chứa dầu thải

 

o Sản phẩm lỗi hay hư hỏng: Bỏ vào thùng chờ xử lý

 

 Thẻ bảo trì thiết bị (Biểu mẫu mã số: 0074)

 

 Các sự cố thường gặp, cách sử lý (Biểu mẫu mã số: 0075)

 

 Danh mục thiết bị (Biểu mẫu mã số: 0076)

 

 Lịch bảo trì TBMM (Biểu mẫu mã số: 0078)

 

 Phiếu lý lịch máy (Biểu mẫu mã số: 0080)

 

Bảo trì máy móc thiết bị (MMTB) nằm trong kế hoạch định kỳ đối với bất kỳ Nhà máy, xí nghiệp nào để nâng cao tuổi thọ thiết bị tránh những thiệt hại về người và của, đó cũng là mục tiêu của công tác An toàn lao động.

 

Đối với Hệ thống Xử lý nước thải đang có nhiều chủng loại MMTB hiện đại nhập từ Châu Âu, Mỹ & Nhật Bản thì công việc bảo trì càng trở nên quan trọng.

 

Bài viết này tham khảo các tài liệu của PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn và 1 số cán bộ giảng dạy bộ môn "Sửa chữa, bảo trì thiết bị" trong các trường ĐH kỹ thuật. 

 

Phương pháp hiện đại trong bảo trì máy không chỉ đảm bảo cho các cơ sở sản xuất có được phương tiện làm việc tối ưu, mà còn là nhân tố chính để làm giảm giá thành sản xuất.

 

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất trở thành thực tế “nóng” trong mọi xí nghiệp, nhà máy.

 

Vì vậy bài viết nhằm đưa đến bạn đọc một số thông tin  về một số phương pháp bảo trì thông thường được áp dụng ở trên thế giới điển hình là các nước có ngành công nghiệp phát triển như các nước Châu Âu: Đức, Anh, Pháp v.v...

 

1. Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng: (Breakdown maintenance)

 

Phương pháp:

- Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ và sửa chữa, tân tạo lại máy sau khi hỏng.

- Thường áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ.

- Về lâu dài, đây là phương pháp bảo trì tốn kém nhất.

 

Ưu điểm:

- Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy.

- Giảm đầu tư ban đầu, không cần có xưởng bảo trì.

 

Nhược điểm:

- Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo.

- Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế.

- Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.

 

2. Bảo trì định kỳ: (Periodic shutdown maintenance)

 

Phương pháp:

- Dựa theo thông số kỹ thật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng. Thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định.

- Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, áp dụng trong các xí nghiệp có xưởng bảo trì.

- Sử dụng software vi tính quản trị bảo trì: Computerized maintenance management systems (CMMS).

 

Ưu điểm:

- Chủ động về lịch trình sản xuất.

- Độ an toàn máy tương đối cao. Nhược điểm

- Tốn kém: Phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế.

- Giảm thời gian sử dụng máy.

- Có thể có tình trạng máy hỏng trước thời hạn bảo trì.

 

3. Bảo trì theo tình trạng máy (BTTTTM): (Condition based maintenance)

 

Phương pháp:

- Kiểm soát thường trực (online), hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch dừng máy để xử lý dung sai (ví dụ độ lệch tâm hay mất cân bằng), hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng.

- Sử dụng sofware quản trị bảo trì CMMS.

- Có các công ty độc lập chuyên trách về theo dõi và sử lý chống rung động.

 

Ưu điểm:

- Đảm bảo an toàn máy, nhất là cho các thiết bị quan trọng.

- Chủ động và đảm bảo lịch trình sản xuất.

- Khai thác tối đa công suất và thời gian sử dụng máy.

- Tiết kiệm: Chỉ sửa chữa hay thay phụ tùng tùy theo tình trạng, giảm chi phí nhân công và vật tư.

- Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24h như hoá chất, điện lực, xi măng v.v…

 

Nhược điểm:

Đầu tư cao về thiết bị và kiểm soát an toàn, phân tích, và sử lý độ rung động như chỉnh lệch tâm, cân bằng động.

 

Đòi hỏi có đội ngũ cán bộ bảo trì có trình độ cao, hoặc phải sử dụng công ty chuyên trách bên ngoài

 

Nhận xét:

    - Ở các nước công nghiệp phát triển, với sự cạnh tranh khốc liệt và hạch toán kinh tế chặt chẽ, thì việc sử dụng với hiệu quả tối đa trang thiết bị cũng như nhân lực là vấn đề thực tiễn và luôn được cải tiến để đạt tới mục tiêu; “Tăng năng suất, giảm giá thành”.

 

    - Giảm chi phí bảo trì là một trong những biện pháp để đạt tới mục tiêu này. Theo một thống kê ở Anh, những nhà máy áp dụng phương pháp BTTTTM giảm được trung bình 25% chi phí bảo trì.

 

    - Phương pháp BTTTTM tồn tại từ lâu, nhưng trước đây, ít được áp dụng trong công nghiệp dân dụng, bởi vì sự phức tạp khó khăn trong việc chuẩn đoán chính xác tình trạng máy.

 

    - Cho đến những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực điện tử, vi tính và đo lường, đồng thời với sự đòi hỏi tăng năng suất, việc áp dụng phương pháp BTTTM ngày càng phổ thông và đang từng bước thay thế phương pháp bảo trì định kỳ trong các nhà máy.

 

Công ty bảo trì hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Nhật ký bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải

Bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải một cách chuẩn hóa

Bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế

Tư vấn bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Nội dung bảo trì Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Trình tự bảo trì Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Kỹ thuật bảo trì Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Hợp đồng bảo trì Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Cách thức bảo trì Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Tần xuất bảo trì Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Lợi ích của việc bảo trì (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống máy móc, thiết bị trạm xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống bồn bể trạm xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống máy móc trạm xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống thiết bị trạm xử lý nước thải 

Bảo trì Hệ thống điện trạm xử lý nước thải 

Bảo trì máy móc, thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì máy móc (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì phần điện (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì công nghệ (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì bồn bể (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì phần điện tự động (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Bảo trì phần tự động hóa hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Bảo trì vi sinh Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Bảo trì phần xây dựng Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Tư vấn bảo trì Hệ thống (trạm) máy móc, thiết bị xử lý nước thải 

Tư vấn bảo trì Hệ thống (trạm) thiết bị xử lý nước thải 

Tư vấn bảo trì công nghệ Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Công ty bảo trì máy móc Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Công ty bảo trì thiết bị Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Công ty bảo trì công nghệ Hệ thống (công trình) xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì công nghệ (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì máy móc (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì máy móc, thiết bị Hệ thống (trạm) xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì máy móc, thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì máy móc (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì công nghệ (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì phần tự động hóa (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì bồn bể (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì phần điện (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì máy móc, thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì máy móc (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì thiết bị (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Nhà thầu bảo trì công nghệ (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Quy trình bảo trì vi sinh (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Chỉ dẫn bảo trì (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

Tài liệu bảo trì (trạm) Hệ thống xử lý nước thải 

bottom of page